Ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh | Thông tin và Kiến thức

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi chúng ta vô tình sử dụng những thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn, dẫn đến tình trạng bị ngộ độc, thậm chí tử vong. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sức khỏe để xử lý kịp thời.

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO ĐÂU?

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Có thể hiểu ngộ độc thực phẩm là tình trạng người bệnh bị trúng độc do ăn, uống phải những sản phẩm, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, độc tố các chất bảo quản, chất phụ gia vượt quá liều lượng cho phép …

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do đâu?

Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm…).

ngo-doc-thuc-pham-nen-lam-gi
Một số trường hợp thực phẩm có nguy cơ cao gây ra ngộ độc

DẤU HIỆU CỦA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Đau bụng

Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, các sinh vật gây hại có thể tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này có thể dẫn đến viêm đau ở dạ dày, làm xuất hiện triệu chứng đau bụng.

dau-bung-do-ngo-doc
Đau bụng có thể là triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, đau bụng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe. Do đó, khi triệu chứng này xuất hiện một mình vẫn chưa đủ để kết luận rằng bạn bị ngộ độc thực phẩm.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là dấu hiệu phổ biến của việc ngộ độc thực phẩm, tình trạng đi phân lỏng trên 3 lần trong khoảng thời gian 24 giờ là dấu hiệu khá rõ rệt.

vi-khuan-gay-ngo-doc-thuc-pham
Vi khuẩn kí sinh gây ngộ độc, tiêu chảy

Tiêu chảy cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như cảm giác luôn muốn đi vệ sinh, đầy hơi hoặc chuột rút bụng. Một số vi khuẩn gây tiêu chảy phổ biến là E.Coli, Samonella...

Đau đầu

Nhức đầu là triệu chứng trúng thực phổ biến do nhiều nguyên nhân bao gồm căng thẳng, uống quá nhiều rượu, mất nước và mệt mỏi. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm có thể khiến bạn mệt mỏi và mất nước, do đó cũng có thể dẫn đến đau đầu.

dau-hieu-ngo-doc-thuc-pham
Đau đầu liên quan đến nhiều chứng bệnh, trong đó có ngộ độc

Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể thấy sự mất nước có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não, khiến não mất chất dịch và tạm thời bị co lại. Bạn có thể đặc biệt dễ bị đau đầu nếu vừa bị nôn mửa và tiêu chảy, cả hai đều làm tăng nguy cơ gây mất nước.

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Buồn nôn do ngộ độc thực phẩm thường xảy ra trong khoảng từ 1 – 8 tiếng sau bữa ăn.

Dấu hiệu này xuất hiện như một tín hiệu cảnh báo để cho cơ thể bạn biết rằng đã ăn phải thứ gì đó có khả năng gây hại. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn do sự di chuyển chậm của ruột, xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng kiềm chế chất độc trong dạ dày.

Nôn mửa là dấu hiệu tự nhiên thường xảy ra ở những người bị ngộ độc thực phẩm. Điều này xuất hiện khi cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, khiến bạn phải đưa những chất có trong dạ dày ra khỏi miệng. Đây là một cơ chế bảo vệ xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng loại bỏ các sinh vật hoặc độc tố nguy hiểm mà nó phát hiện là có hại.

Nôn mửa là dấu hiệu của việc ngộ độc

Trong thực tế, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường dẫn đến các cơn nôn mửa kéo dài. Sau đó, có người sẽ giảm dần mức độ, có người lại nôn mửa liên tục nhiều hơn.

Đau cơ bắp, mệt mỏi, ớn lạnh, đuối sức

Bạn có thể bị đau cơ bắp khi nhiễm trùng do ngộ độc thực phẩm. Điều này xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã được kích hoạt, gây viêm. Trong quá trình này, cơ thể bạn giải phóng histamine, một hóa chất giúp mở rộng các mạch máu để cho phép nhiều tế bào bạch cầu đi qua để chống lại nhiễm trùng.

Chán ăn và mệt mỏi thường là những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng để chống lại tình trạng nhiễm trùng xâm chiếm cơ thể bạn.

dau-moi-co-bap
Đau người, kiệt sức – Những dấu hiệu không thể bỏ qua

Đuối sức là triệu chứng phổ biến của tình trạng ngộ độc thực phẩm khác xảy ra do sự giải phóng các chất hóa học được gọi là cytokine. Ngoài ra, tình trạng này khiến bạn ăn ít hơn do mất cảm giác ngon miệng nên sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Ớn lạnh có thể xảy ra khi cơ thể bạn run lên để tăng nhiệt độ cơ thể. Những cơn rùng mình là kết quả của việc cơ bắp hoạt động co bóp và thư giãn nhanh chóng nhằm tạo ra nhiệt.

CÁCH SƠ CỨU KHI GẶP TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Gây nôn

Đối với những người có triệu chứng nôn mửa ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc, hoặc những người bệnh còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc cần lập tức dùng mọi biện pháp kích thích để nôn hết những thức ăn ra khỏi dạ dày.

Có thể dùng ngón trỏ (đã được rửa sạch) để ép vào góc lưỡi người bệnh, hoặc pha nước muối hòa tan trong nước ấm để kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt, hạn chế các loại độc tố ngấm vào cơ thể người bệnh.

kich-thich-non-khi-ngo-doc-thuc-pham
Lưu ý khi kích thích nôn cho người bệnh

Bù nước

Người bị ngộ độc thực phẩm có thể nôn và tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước, do đó cần cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Có thể bù nước cho người bệnh bằng dung dịch oresol được pha theo chỉ dẫn.

Nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế 

Trường hợp người bệnh có những triệu chứng bất thường như co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp không được gây nôn vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Kể cả khi đã thực hiện các bước sơ cứu kể trên, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Do đó, cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH VÀ HẠN CHẾ RỦI RO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Việc này có thể gồm:

  • Lựa chọn thực phẩm: Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng

  • Bảo quản thực phẩm:Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp, không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ

  • Chế biến thức ăn: Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi,Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ

  • Cẩn trọng khi ăn ngoài: Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn

Việc phòng tránh các mối nguy tiềm tàng vẫn là yếu tố tiên quyết. Độc tố và vi khuẩn có thể lây nhiễm vào nguyên liệu, thực phẩm ở bất cứ khâu nào. Để đảm bảo kiếm soát tốt nhất, việc lựa chọn nguồn nguyên liệu uy tín, áp dụng quy hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm vào quá trình vận chuyển và sản xuất là vô cùng quan trọng.

phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham
Liên hệ với VnTest để được tư vấn kiểm nghiệm sản phẩm

Đặc biệt là khâu kiểm nghiệm nguồn nguyên liệu và thành phẩm. Đây chính là yếu tố mấu chốt để xác định các thành phần có trong sản phẩm có bị nhiễm khuẩn hay các yếu tố gây hại hay không.

Thời gian gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến ngộ độc thực phẩm xảy ra và VnTest là đơn vị được các doanh nghiệp tin cậy gửi mẫu để kiểm nghiệm, xác định thành phần độc tố và nguyên nhân gây ra ngộ độc.

Không phải bỗng nhiên mà VnTest được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ tín nhiệm như vậy. Là đơn vị đạt chuẩn mực công nhận quốc tế theo ISO/IEC 17025:2017 được công nhận bởi Văn phòng Công nhận chất lượng (BoA)– Bộ Khoa học và Công nghệ và thừa nhận ILAC-MRA bởi Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC) với mã công nhận là VILAS 1296.

vntest-dat-iso-17025
VnTest được công nhận phù hợp iso 17025

Đội ngũ kiểm nghiệm viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Hệ thống trang thiết bị thử nghiệm hiện đại cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn sát cánh cùng người tiêu dùng và nhà sản xuất để giảm thiểu nguy cơ rủi ro, bảo vệ lợi ích khách hàng.

Dịch vụ trọn gói từ kiểm nghiệm đến công bố của VnTest đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tốt nhất, nhanh nhất với chi phí tối ưu. Khách hàng sẽ không phải đi tìm kiếm các đơn vị tư vấn và dịch vụ đơn lẻ mà vẫn đảm bảo công việc được hoàn thành một cách trơn tru, linh hoạt.

hotline-vntest

VIỆN KIỂM NGHIỆM VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VNTEST

HOTLINE HỖ TRỢ TƯ VẤN DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM TOÀN QUỐC:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 7 ngách 168/21 đường Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0965.338.523; Điện thoại: 024.66.86.76.38

Email: vphn@vntest.vn

Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng: Tầng 2, Tòa nhà VINADCO BUILDING, Số 01-03 Hồ Quý Ly, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Hotline: 0965 338 523

Email: vpdn@vntest.vn

Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0965 338 523 ; Điện thoại: 028 6270 1386

Email: vpsg@vntest.vn

Tags: